[BOOKFACT] BẠN BIẾT GÌ VỀ THỜI BAO CẤP?

 “Bao cấp”:

Là một kiểu cầm quyền khi mọi hoạt động kinh tế đều được Nhà nước kiểm soát, bao cấp, diễn ra dưới nền kinh tế hoạch ha, Nhà nước kiểm soát toàn bộ các yêu tố sản xuất, giữ quyền quyết định phân phối thu nhập…


HOÀN CẢNH MỚI - TƯ TƯỞNG MỚI:

Trong thời chiến con người phải kìm nén rất nhiều thứ - đói ăn, thiếu mặc, thiếu tình dục, thiếu thuốc men, sách vở… nói tóm lại là đời sống vật chất cùng những kỷ luật thời chiến nghiêm khắc. Sau cuộc chiến, ở bất cứ đâu và bất cứ cuộc chiến nào, cũng có tâm lý phản hồi chiến tranh, như đòi ăn uống nhiều hơn, tình dục nhiều hơn, quần áo sang trọng hơn, cũng như rất nhiều tâm lý sống trong chiến tranh lại được duy trì khi hòa bình. Cho nên người ta ngay lập tức phải đặt vấn đề này để giải quyết trên bình diện phân tích xã hội, và nếu có thể giải quyết được gì thì giải quyết ngay. Vấn đề này hoàn toàn không được đặt ra ở nước ta, dẫn đến những hệ lụy ngày nay từ sau thời mở cửa và đổi mới.

Thời gian:


1/ Miền Bắc:

Bắt đầu vào năm 1957


2/ Toàn quốc:

Bắt đầu vào tháng 4/1975


3/ Kết thúc:

Tháng 4/1989

Giai đoạn tiêu biểu:


1/ Sau thống nhất:


2/ Giai đoạn

1976-1980


3/ Giai đoạn

1981-1985


NHỮNG CUỐN SÁCH TIÊU BIỂU:

Chuyện thời bao cấp.

Thương nhớ thời bao cấp.

Sống thời bao cấp.

Ký ức thời bao cấp.

Tư duy kinh tế Việt Nam 1975-1989 (Chặng đường gian nan & ngoạn mục).

Hà Nội một thời.

Những tâm hồn dấu yêu.

Tự kể.


VĂN HÓA, XÃ HỘI, GIÁO DỤC VÀ Y TẾ:


1/ Văn hóa:

Người dân ít được tiếp xúc văn hóa phương Tây, văn học, phim, nhạc... đều được kiểm soát, được xem là gần gũi quần chúng và có giá trị nghệ thuật. Văn học được lưu hành chủ yếu là văn học cổ điển, văn học Nga, văn học xã hội chủ nghĩa, văn học cánh tả, văn học hiện thực phê phán, hiện thực xã hội chủ nghĩa và lãng mạn tích cực; các trường phái được xem là "tiêu cực", "rẻ tiền" không được phép lưu hành. Văn chương chủ yếu tuyên truyền cho chủ nghĩa xã hội - cộng sản, tinh thần yêu nước, tinh thần tập thể, yêu lao động, tinh thần quốc tế.

Âm nhạc được cho phép bao gồm nhạc cổ điển phương Tây như giao hưởngopera; dân ca và nhạc cách mạng (hay gọi là nhạc đỏ)

Nhạc tiền chiến, nhạc chế độ cũ miền Nam (hay gọi là nhạc vàng), nhạc trẻca trùchầu văn, nhã nhạc và âm nhạc từ các nước "tư bản" đều bị cấm. Cuối bao cấp, nhạc nhẹ được cho phép.

Phim chỉ có phim nhựa (kể cả phim tài liệu), chưa có phim truyền hình, chủ yếu chiếu rạp, lưu động và phát một số buổi nhất định trên truyền hình. Cuối thời bao cấp, phim thương mại được chấp nhận ở mức độ nhất định. Các phim nước ngoài được trình chiếu chủ yếu là phim Liên Xô và các phim các nước xã hội chủ nghĩa (phim Trung Quốc bị cấm sau chiến tranh biên giới năm 1979), ngoài ra còn có phim các nước Pháp, Mỹ, Anh, Ấn Độ,... Các phim Việt Nam chủ yếu tuyên truyền chiến đấu, sản xuất, một số tác phẩm văn học hiện thực phê phán trước 1945 được chuyển thể.

Nhà nước chú trọng chống mê tín dị đoan, phổ biến khoa học. Báo chí không có quảng cáo thương mại. Các tờ báo rất giống nhau về quan điểm, tư tưởng, chỉ khác là phục vụ cho các đối tượng khác nhau, không chạy theo lợi nhuận, được bao cấp. Các văn nghệ sĩ sinh hoạt trong các cơ quan tổ chức của nhà nước, được nhà nước trả lương như công chức.


2/ Xã hội:

Ngoài hậu quả kinh tế, thời bao cấp tại Việt Nam cũng là thời kỳ khép kín và nghi kị về mặt xã hội và chính trị. Mặc dù không có luật chính thức, nhưng nhà nước khá thận trọng với người phương Tây, người nước ngoài vì khác biệt tư tưởng và các vấn đề an ninh. Người Việt phần lớn không được tiếp xúc với người ngoại quốc. Ai vi phạm sẽ bị công an tra hỏi. Du lịch không được quan tâm, xuất nhập cảnh rất gắt gao.

Sự thiếu thốn thời bao cấp khiến nạn ăn cắp vặt nảy sinh. Phân hóa giàu nghèo rất thấp. Giáo dục, y tế được bao cấp dù khá nghèo nàn về trang thiết bị. Sinh viên ra trường đều có việc làm nhưng chịu sự phân công của nhà nước, không được tự lựa chọn công việc, không bị thất nghiệp. Thi đại học rất khó, đòi hỏi tiêu chuẩn cao. Tính cộng đồng trong xã hội cao. Không có nhiều loại hình giải trí nhưng con người ít chịu áp lực của công việc và nhu cầu vật chất hơn so với thời kỳ Đổi Mới.


3/ Giáo dục:

Thành tựu giáo dục trong thời kỳ này là phát triển hệ thống giáo dục phổ thông đại trà đến tận cấp xã; mỗi xã, phường đều có trường phổ thông cấp I hoặc trường phổ thông cấp I-II; tập trung cho công tác bổ túc văn hóa và xóa mù chữ trong độ tuổi đi học; mỗi quận, huyện và thị xã có trường bổ túc văn hóa cho cán bộ cơ sở. Tuy nhiên đi kèm với sự phát triển mạnh về mặt số lượng, chất lượng hệ thống giáo dục lại đi xuống vì tình trạng thiếu trường lớp, thiếu giáo viên được đào tạo tốt, lương giáo viên bị hạ thấp, việc thi cử bị buông lỏng, bệnh thành tích phát triển.

Khi hai miền Nam và Bắc thống nhất năm 1976 thì khuôn mẫu giáo dục ở miền Bắc tiếp cận với hệ thống giáo dục đã được thiết lập ở miền Nam; cụ thể nhất là học trình 10 năm tiểu học và trung học ở miền Bắc phải phù hợp với học trình 12 năm ở trong Nam. Hai hệ thống này song hành; Miền Bắc tiếp tục hệ 10 năm và miền Nam giữ hệ 12 năm từ năm 1976 đến năm 1981.

Đến năm 1981, thì cho áp dụng hệ 11 năm cho miền Bắc (thêm lớp 5). Năm 1992-1993, hệ thống 11 năm phổ thông của miền Bắc được thay đổi từ 11 năm sang 12 năm (thêm lớp 9). Từ đó đến nay toàn bộ hệ thống là 12 năm thống nhất cả nước. Cuộc cải cách giáo dục bắt đầu từ năm 1981: Hệ thống giáo dục chuyển từ 10 năm sang 12 năm (bỏ lớp vỡ lòng), kéo theo sự đổi mới chương trình sách giáo khoa và cải tiến chữ viết. Do dư luận xã hội phản ứng mạnh, ngành giáo dục dần quay lại chữ viết cũ. Do tinh thần chỉ đạo hệ thống giáo dục Việt Nam phải bắt kịp trình độ Liên Xô và các nước Đông Âu, khiến chương trình giảng dạy của cuộc cải cách giáo dục năm 1981 bị chính các nhà trường kêu quá tải. Với ý nghĩa nội dung bao giờ cũng quyết định phương pháp, nếu sách giáo khoa bị quá tải thì không có một phương pháp nào ngoài phương pháp truyền thụ một chiều cho kịp với nội dung sách giáo khoa. Ngoại ngữ chủ yếu tiếng Nga, còn tiếng Anh một thời bỏ, đến 1985 lại được cho học.


4/ Y tế:

Thời bao cấp, người dân đi khám chữa bệnh hay mua thuốc rồi mang hóa đơn về cơ quan hay bệnh viện thanh toán mà không mất tiền, song điều kiện chữa trị vô cùng thiếu thốn. Bao cấp nhưng trong bối cảnh Nhà nước thiếu kinh phí, sản xuất không phát triển nên bệnh viện gặp vô vàn khó khăn. Các loại thuốc men, trang thiết bị y tế… chủ yếu được viện trợ. Bộ Y tế có cả Vụ kế hoạch, Cục Vật tư làm nhiệm vụ phân chỉ tiêu cho các bệnh viện. 

Ví dụ: Bệnh viện Bạch Mai một năm được cấp bao nhiêu chiếu, chăn, đường, sữa, xăng dầu, thuốc men… Các bệnh viện thời bao cấp có quy mô nhỏ, chủ yếu kiểu nhà một tầng đến ba tầng. Thuốc men, thiết bị y tế không đủ đáp ứng nhu cầu một phần nhập khẩu, một phần được viện trợ từ các nước cộng sản.

ĐỜI SỐNG NHÂN DÂN:

-Trái với ngày nay, không chỉ được ăn mà phải ăn ngon, không chỉ được mặc mà phải mặc đẹp thì những 30, 40 năm về trước, người dân Việt Nam chỉ ước sao đủ ăn đủ mặc đã là quý hóa lắm rồi. 

- Xếp hàng đã trở thành một thói quen của người Việt trong thời điểm bấy giờ khi mọi hoạt động kinh tế đều do Nhà nước kiểm soát, bao nhiêu cân gạo, bao nhiêu cân thịt, và nhiều mặt hàng được coi là cơ bản nhất thời điểm bấy giờ như xe đạp, quạt máy, xô chậu, nồi niêu, quần áo, chăn màng,..., số lượng đưa ra thị trường và mỗi người tùy theo cơ quan, dân sự,... được mua bao nhiêu là có hạn.

  -> xếp hàng trở thành một cuộc chiến căng thẳng trước các cửa hàng mậu dịch, bán lẻ, có thể xếp hàng cả ngày trời nhưng lại về tay không.

- "ăn độn" : một thuật ngữ mà khi hỏi những người từng đi qua thời kì này không ai là không biết. Ăn độn nghĩa là ăn các loại hoa màu, các loại củ như củ mì (sắn) khô, ngọn cây đậu đen,... thay cơm để đỡ đói.

-  Xe đạp là phương tiện di chuyển chủ yếu. Tuy nhiên ngày ấy nhà nào có được chiếc xe đạp là cũng xuýt xoa lắm, thường chỉ có những công chức nhà nước hay khá giả lắm mới được cấp hay mua một chiếc xe đạp.

- Đối với đối tượng học sinh, sinh viên, ai mua được cây bút máy cũng được coi là "đại gia" thời bao cấp.

- Dép cao su là loại dép phổ biến thời bấy giờ.

- Những hiệu vay vá lại khá phổ biến, khi từ người lớn đến trẻ nhỏ đều mang quần áo chắp vá rất nhiều chỗ. Người ta nói vui là "cái quần bảy lớp vá", rách chỗ này chắp vào miếng vải mà vá, rồi cứ y như rằng lần sau lần sau lại rách đúng chỗ ấy, thế là không ít khi ta sẽ thấy những chiếc quần, chiếc áo thời bao cấp dày cộm lên một chỗ.


ĐỜI SỐNG TINH THẦN:

  • Ít được tiếp xúc với văn hóa phương Tây, người ta dè chừng những gì thuộc về tư bản.

  • Bị nhà nước kiểm soát.

-Văn học: được lưu hành chủ yếu là văn học cổ điển, văn học hiện thực phê phán, lãng mạn tích cực. Các trường phái "tiêu cực", "rẻ tiền" không được phép lưu hành

               Văn học dịch thuật rất phát triển, trở thành đời sống và ngôn ngữ của người dân Việt.

-Truyền thông: chương trình phát thanh phát sóng mỗi chiều Chủ Nhật rất chuộng người nghe, thường có tiết mục phát nhạc cổ điển. Phổ biến như đài phát thanh tiếng nói Việt Nam -> phương tiện thông tin duy nhất.  Từ đây còn có mốt đài ông nông thôn ra đường đi xe đạp đeo đài.

-Tranh cổ động: rất phát triển, chủ yếu đề tài là xây dựng xã hội Chủ nghĩa, đấu tranh thống nhất, phòng chống tệ nạn xã hội, người tốt việc tốt.

- Báo chí: báo Nhân Dân, báo Quân Đội, báo Hà Nội mới, tạp chí Văn Nghệ

  • Không có quảng cáo thương mại.

  • Đều giống nhau về quan điểm, tư tưởng, chỉ phục vụ cho các đối tượng khác nhau.

-Phim: có phim nhựa, chủ yếu chiếu rạp, lưu động, phim truyền hình chưa phổ biến. Phim nước ngoài được cho phép chiếu chủ yếu là phim Liên Xô, phim các nước xã hội Chủ nghĩa. 

     Trong xóm nhà nào có được tivi là tối nào cũng đông nghịt người.


CUỘC SỐNG ĐẦY KHÓ KHĂN:

*Chẳng có gì quý bằng sổ gạo*  buồn như mất sổ gạo

Thời bao cấp, người dân tìm mọi cách chạy bằng được vào cơ quan Nhà nước để được cấp sổ gạo. Làm việc ở phòng nọ, phòng kia cũng xin bằng được xuống sản xuất để được hưởng tiêu chuẩn lao động nặng từ 17 đến 21kg. Nhiều gia đình làm tư thương bên ngoài, bán quán nước cũng sợ cơ quan phát hiện cắt mất khẩu phần lương thực. Mỗi lần đến kỳ đong gạo mới vui làm sao: Nhà nhà xếp hàng, người người chen chúc.


Có gia đình dậy từ 3, 4 giờ sáng cử người ra xếp “nốt” , thậm chí xếp bằng cả những cục gạch. Thế là mới có cảnh người ra sau vứt bỏ phần “nốt” của người trước mong chóng đến lượt mình. Thậm chí xếp được sổ rồi, nhìn thấy một chồng cao ngất ngưởng, cứ thấp thỏm lo mất sổ. Có người bị mất sổ trông mới thảm hại làm sao: Mặt nghệt ra, tái xám, toát hết mồ hôi. Thế là cả tháng đó phải chạy ngược chạy xuôi để lo tạm cấp, trước khi làm được sổ mới. Bây giờ nghĩ lại cười ra nước mắt….

Hòa bình rồi, tiếng reo vui chưa được bao lâu thì người dân hai miền Nam - Bắc phải đối mặt với biết bao gian nan. Cả nước chạy gạo ăn từng bữa. Nhiều người vẫn còn giữ những tờ tem phiếu, sổ gạo ngả màu ố vàng thời gian, gợi cho họ cả một quãng đời mà người ta quen gọi là thời bao cấp.


NHỮNG NGHỀ MỚI:


1/ Nghề buôn tem phiếu:

Vào những năm còn bao cấp, tất cả hàng hóa từ dầu mỡ, vải vóc, lương thực đến mắm tôm, cá mè… chỉ được mua theo tem phiếu. Mỗi người tùy theo nghề nghiệp, chức tước mà được phân phối một lượng tem phiếu khác nhau. Vì vậy mà có nhà dùng hết nhưng cũng có nhà dùng không hết, và nghề buôn bán tem phiếu xuất hiện.


Dân buôn tem phiếu thường lấy khoảng trống trước cửa hàng bách hóa, thực phẩm hay trước cửa hàng cơ khí tổng hợp làm “trụ sở” giao dịch. Ai mua thì bán, ai bán thì mua. Hễ thấy bóng dáng công an là thi nhau chạy thục mạng.


2/ Mậu dịch viên:

Sự thiếu thốn tất yếu của thời kỳ quá độ khiến góc nhìn về nghề nghiệp cũng trở nên khác biệt. Mậu dịch viên, công nhân trong các công ty sản xuất nhu yếu phẩm được coi là nhất. Ngày đó, lấy được cô mậu dịch viên, dù là bán cá khô hay mắm tôm ở cửa hàng thực phẩm, về làm vợ là mơ ước của không ít người. Có lẽ không một thời nào mà cô mậu dịch viên lại được tôn vinh như thời bao cấp. Dường như ai cũng phải nhún nhịn vài ba câu, ai cũng phải lụy nhờ để được mua nhu yếu phẩm.


Tạo ra được mối quan hệ thân thiết hay lấy được lòng cô mậu dịch viên thì không những không phải xếp hàng dài cổ cả buổi mà còn được ưu tiên mua những thứ ngon nhất. Chưa kể, nếu gặp buổi vui miệng, cô mậu dịch viên còn "thuận tay" viết cho vài "mẩu giấy" thì tha hồ mà đi lĩnh thực phẩm.


::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::


Có người nhà làm thợ điện cũng được coi là niềm tự hào. Vì thời ấy, muốn có đường điện tốt thì phải nhờ vả, cậy cục các bác thợ điện. Lỡ mà cháy đường dây, lại cũng phải đồng quà tấm bánh đến nhờ vả. Các ông thợ điện vì thế mà rất được trọng vọng, ngay cả các cô mậu dịch viên cũng phải nhún nhịn đôi ba câu.


Hễ có ông thợ điện cầm tem phiếu đi mua thực phẩm là y như rằng không phải xếp hang chờ đợi và bao giờ cũng được ưu tiên mua thực phẩm ngon nhất…


"Nháy" mắt là… xong!


Lương của một mậu dịch viên những năm 1980 cũng chỉ dao động trong khoảng vài chục đồng, cửa hàng trưởng cũng chỉ cao hơn vài đồng. Nhưng được cái có thực quyền! Bà Bùi Thị Nguyệt từng làm mậu dịch viên ở cửa hàng lương thực Thái Bình suốt những năm của thời bao cấp kể: "Lương thì cũng chẳng nhiều nhặn gì lắm nhưng được cái thời ấy ai cũng nể trọng mậu dịch viên. Có lẽ cũng chỉ có thời ấy mà các cô bán hàng mới được người ta biếu xén, nhờ vả. Người nhà thì luôn được miếng ngon và những thứ tốt nhất".


Thời ấy có sự "móc ngoặc" hay nói nhẹ hơn là có sự ưu ái nhau giữa các cô mậu dịch viên. Khi có người quen hay người nhà cô mậu dịch viên nào đó đến mua hàng ở quầy bên cạnh, muốn nhanh, muốn tốt, muốn được đồ ngon thì có khi chỉ cần cái nháy mắt là… người nhà cô mậu dịch viên đó dễ dàng được nhận miếng thịt ngon nhất hay cân lòng lợn tươi nhất.


Làm mậu dịch viên thì chồng, con được ăn cơm gạo chứ không phải độn sắn, độn khoai. Mua bao thuốc lá mà muốn nửa tút thuốc Điện Biên, nửa tút thuốc Tam Đảo để thay đổi khẩu vị cũng… ok! Muốn có mét vải sa tanh đẹp mềm mại để may chiếc quần mặc ngày tết cũng đơn giản chứ không phải mặc loại vải diềm bâu vừa cứng, vừa xấu mà mậu dịch viên bán theo tem phiếu cho những người đang xếp hàng chờ ngoài cửa. Muốn có cân gạo tám thì phải là người nhà hoặc chí ít cũng là người quen một cô mậu dịch viên nào đó thì mới mua được


KẾT:

Tuy Thời bao cấp đã lùi xa nhưng với bất cứ ai đã sống và trải nghiệm qua khoảng thời gian ấy thì đó là cả một miền ký ức không thể nào quên, đặc biệt trong số đó là những ngày Tết Nguyên Đán. Tết thời bao cấp có lẽ là cái Tết nghèo, phụ thuộc vào nhà nước với chế độ tem phiếu, người dân có tiền cũng khó sắm đồ Tết đầy đủ, nhưng ngày xuân vẫn cứ vui và con người vẫn cứ luôn lạc quan, vui vẻ và tận hưởng những khoảng thời gian đầy tươi vui cùng với gia đình.






Liên quan

Nhận xét