Booklist
Con người có quyền bình đẳng, quyền được sống, được tự do. Vậy chuyện gì sẽ xảy ra nếu các quyền ấy bị tước đi, đặc biệt là bởi chính con người?
"Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc".
Con người khi sinh ra, ai cũng đều có quyền được sống, được làm người, được tự do không bị bắt làm nô lệ hay nô dịch, được bình đẳng trước pháp luật, và được sống một cuộc sống mà không bị phân biệt đối xử. Thế nhưng đâu đó trong xã hội vẫn còn tồn tại một bộ phận không nhỏ vi phạm luật nhân quyền. Họ thờ ơ, bỏ qua và chối bỏ các quyền cơ bản của con người, đặc biệt nhất chính là nạn phân biệt chủng tộc, phân biệt màu da, kì thị người đồng tính... Vì vậy, chúng mình xin mang đến cho mọi người một vài cuốn sách để chúng ta có thể có cái nhìn rõ hơn về nhân quyền, về số phận của những con người đầy thảm thương, đau khổ khi là nạn nhân của những kẻ có hành động lạm dụng, đối xử tàn ác, vô nhân đạo.
______________________
1. CHUYỆN NGƯỜI TÙY NỮ - MARGARET ATWOOD
“Tôi có chồng và con gái. Có mèo. Có mẹ, có bạn gái thân thiết. Có việc làm và một cái tên.
Tôi tỉnh dậy sau một cơn chính biến, một cuộc đào thoát bất thành và một cơn mê để thấy mình đã mất cho đến tận cái tên, chỉ còn là Tùy nữ - một trong những “cỗ tử cung có chân” của chính quyền Gilead.”Giữa Nước Cộng hòa Gilead – nhà nước thần quyền cực đoan dựng lên trên nền Hợp chủng quốc Hoa Kỳ xưa, nơi các Martha cặm cụi việc nhà, các Dì rao giảng đạo đức chính thống, các Phu nhân khóc ròng mỗi đêm Lễ tháng, các Tùy nữ tuyệt vọng tìm cách sinh con để khỏi phải ra quét chất thải phóng xạ trên đảo hoang, và không ai biết lúc nào tới lượt mình được “cứu chuộc” trên dây treo cổ – có một người đàn bà vừa tìm cách bám lấy sự sống nhờ mưu mẹo sắc bén và những hồi ức vỗ về từ “thời trước”, vừa cố gắng khám phá để kể lại chuyện mình cho các thế hệ về sau.
Được xem là cuốn tiểu thuyết “Phản địa đàng” (dystopia) là một câu chuyện cảnh tỉnh để trả lời cho làn sóng chống nữ quyền và sự trỗi dậy của các thế lực tôn giáo bảo thủ ở nước Mỹ những năm 1980, nhưng trên hết đây là một cuốn sách vô cùng sắc sảo và lôi cuốn đã được ấn hành ở gần 30 quốc gia, trở thành một trong năm tiểu thuyết được đề cử Booker của nữ tiểu thuyết gia Canada danh tiếng Margaret Atwood và là cuốn sách đầu tiên của bà được giới thiệu ở Việt Nam.
“Sức mạnh của tác phẩm rốt cuộc ít nằm ở những triết lý hơn là ở tính chân thực đầy thuyết phục: nó không chỉ khám phá những cơ cấu làm nên sự áp bức tuyệt đối với đàn bà trong Cộng hòa Gilead, mà sống động hơn và tỉ mỉ hơn nữa, là cảnh áp bức ấy đè trĩu lên các giác quan đến thế nào.”- Washington Monthly
2. NHỮNG NGƯỜI KHỐN KHỔ - VICTOR HUGO
“Không có đất nước nào nhỏ bé. Sự vĩ đại của một dân tộc không được quyết định bởi số người, cũng như sự vĩ đại của một người không được đo bằng chiều cao của anh ta.”
“Những người khốn khổ” là câu chuyện về xã hội nước Pháp trong khoảng hơn 20 năm đầu thế kỉ XIX kể từ thời điểm Napoléon I lên ngôi và vài thập niên sau đó. Tiểu thuyết kể về nhiều nhân vật với những mảnh đời khác nhau, được kết nối bởi Jean Valjean, một cựu tù khổ sai, người đang cố gắng sống vì một xã hội tốt đẹp nhưng lại không thể thoát khỏi quá khứ của mình…
Là tiểu thuyết của văn hào Pháp Victor Hugo được xuất bản năm 1862 và được đánh giá là một trong những tiểu thuyết nổi tiếng nhất của nền văn học thế giới thế kỉ XIX, “Những người khốn khổ” không chỉ nói tới bản chất của cái tốt, cái xấu, của luật pháp, mà tác phẩm còn là cuốn bách khoa thư đồ sộ về lịch sử, kiến trúc của Paris, nền chính trị, triết lý, luật pháp, công lý và tín ngưỡng của nước Pháp nửa đầu thế kỷ XIX. Chính nhà văn Victor Hugo cũng đã viết cho người biên tập rằng: "Tôi có niềm tin rằng đây sẽ là một trong những tác phẩm đỉnh cao, nếu không nói là tác phẩm lớn nhất, trong sự nghiệp cầm bút của mình" và chúc mừng vì ông đã đúng. Nhiều giới phê bình đã có nhiều nhận xét khác nhau, nhiều người cho rằng tác phẩm chỉ ở mức bình thường, số khác cho rằng tác phẩm rất cảm động, một nửa thì lại cho rằng tác phẩm quá ưu ái với những người cách mạng. Tuy nhiên, cuốn sách tới hiện nay vẫn thu hút được rất nhiều độc giả và được dịch sang nhiều thứ tiếng khác nhau từ khi mới xuất bản.
Không những vậy còn được chuyển thể thành phim và sân khấu với cái tên quen thuộc “Les Misérables”, đặc biệt nhất là bộ phim năm 2012 do Tom Hooper đạo diễn đã giành được ba giải quả cầu vàng, bốn giải BAFTA và còn được nhận tới tám đề cử giải Oscar.
3. 451 ĐỘ F - RAY BRADBURY
Hãy mường tượng một thế giới nơi truyền hình thống trị và văn chương ngấp nghé trên bờ tuyệt chủng, nơi thông tin nông cạn được tung hô còn tri thức và ý tưởng thì bị ruồng rẫy, nơi tàng trữ sách là phạm pháp, ta có thể bị bắt chỉ vì tản bộ trên vỉa hè, còn nhiệm vụ của những người lính không phải cứu hỏa mà là châm mồi cho những đám cháy…“451 độ F” là một tiểu thuyết giả tưởng Mỹ kể về xã hội tương lai theo kiểu “Phản địa đàng” (dystopia) vào cuối thế kỷ XXI, khi mà con người đã có cuộc sống sung túc, đầy đủ đến mức gần như không cần lo âu đến bất cứ điều gì. Thậm chí các ngôi nhà cũng được bọc nhựa chống cháy, vì vậy lính cứu hoả không còn cần thiết nữa, họ chuyển thành những người lính phóng hỏa. Công việc của họ là đi đốt sách. Nhân vật chính, Guy Montag, là một lính phóng hỏa. Trong lịch sử, bao nhiêu lần nhân loại đã chấn động trước các sự kiện đốt sách? Đốt sách không chỉ đơn thuần là đốt một thứ vật chất nào đó của xã hội loài người, mà là tổn hại nghiêm trọng đến tri thức nhân loại, đốt sách đồng nghĩa với nguy cơ nền văn minh bị xóa sổ. Có điều thế giới trong ”451 độ F” đã vượt qua cao trào chấn động ấy từ lâu, giờ đây xã hội gần như đã chối bỏ sách hoàn toàn và các lính phóng hỏa làm việc với trách nhiệm cứu người theo đúng đạo đức nghề nghiệp của họ. Thế rồi một ngày nọ, trên đường về nhà, Guy Montag gặp Clarisse McClellan, cô bé hàng xóm bị bệnh thần kinh, thích kể về ông bác có những tư tưởng kì diệu của cô và những suy nghĩ lạ lùng về thế giới mà Montag chưa từng được nghe bao giờ. Và mọi thứ thực sự nảy sinh vấn đề khi Guy Montag cuối cùng đã quyết định đọc thử những cuốn sách mà anh ta có trách nhiệm phải đốt.
Mặc dù những năm đầu không được đón nhận nhiều từ độc giả và bị cấm ở một số trường học không được đưa vào chương trình giảng dạy, 451 độ F đã bán ra được gần 10 triệu bản cho đến nay và về sau được đánh giá vô cùng tích cực từ nhiều nhà đánh giá cao, trở thành bộ phim nhạc kịch đột phá nhất trong lịch sử điện ảnh.
4. NGHỆ SĨ DƯƠNG CẦM - WLADYSLAW SZPILMAN
Wladyslaw Szpilman vốn là một nhạc công dương cầm tài năng người Do Thái Ba Lan nhưng cuộc đời ông bị biến đổi bởi chính sách bắt bớ của quân Phát xít Đức trong Thế chiến II. Gia đình anh bị bắt đi trại tập trung trong khi anh may mắn trốn thoát nhưng phải lẩn trốn không ngừng trước sự truy lùng ráo riết của quân lính. Tuy sống một cuộc sống tù túng, chui lủi, trong anh vẫn đầy nhiệt huyết, niềm đam mê cháy bỏng với âm nhạc. Liệu anh sẽ làm gì để sống sót? Và tại sao giữa sự tàn khốc của chiến tranh đâu đó lại lấp ló ánh sáng của thứ gọi là “âm nhạc”?
Cuốn hồi ký đã tái hiện một cách chân thực hình ảnh khốn cùng, tuyệt vọng trong trại tập trung của người Do Thái, dưới sự tàn ác, máu lạnh của Đức Quốc xã, bị phân biệt đối xử, bị mất quyền được tự do, quyền được sống. Từ đó làm bật lên câu chuyện về nỗi khát khao được sống, hành trình tìm kiếm sự sống, cũng như những khoảnh khắc kỳ diệu của con người, trong cùng cực đau đớn. Ở đó, nương theo hành trình của người nghệ sĩ piano, độc giả sẽ có được những giây phút đắm chìm trong sự kỳ diệu của âm nhạc.
Vào những năm đầu xuất bản, tác phẩm không được để ý tới nhiều. Mãi cho tới khi được làm thành phim bởi đạo diễn Roman Polanski, độc giả lúc này mới bắt đầu để ý đến tác phẩm. Không những vậy còn mang lại cho bộ phim nhiều giải thưởng, đặc biệt là giải Palme d’Or tại Liên hoan phim Cannes 2002.
Cuốn hồi ký đã tái hiện một cách chân thực hình ảnh khốn cùng, tuyệt vọng trong trại tập trung của người Do Thái, dưới sự tàn ác, máu lạnh của Đức Quốc xã, bị phân biệt đối xử, bị mất quyền được tự do, quyền được sống. Từ đó làm bật lên câu chuyện về nỗi khát khao được sống, hành trình tìm kiếm sự sống, cũng như những khoảnh khắc kỳ diệu của con người, trong cùng cực đau đớn. Ở đó, nương theo hành trình của người nghệ sĩ piano, độc giả sẽ có được những giây phút đắm chìm trong sự kỳ diệu của âm nhạc.
Vào những năm đầu xuất bản, tác phẩm không được để ý tới nhiều. Mãi cho tới khi được làm thành phim bởi đạo diễn Roman Polanski, độc giả lúc này mới bắt đầu để ý đến tác phẩm. Không những vậy còn mang lại cho bộ phim nhiều giải thưởng, đặc biệt là giải Palme d’Or tại Liên hoan phim Cannes 2002.
5. TÚP LỀU BÁC TOM - HARRIET BEECHER STOWE
Kể về cuộc đời thống khổ của một người nô lệ da đen là bác Tom với chuỗi ngày đen tối, đầy tủi nhục. Bác phải lìa bỏ vợ con, bị bán từ nơi này sang nơi khác, bị đánh đập tàn nhẫn. Liệu rằng bác Tom có thể quay trở về với gia đình của mình, được sống một cuộc sống ấm áp và hạnh phúc bên gia đình hay không?Là một tiểu thuyết phản ánh hiện thực, chống lại chế độ nô lệ tại Hoa Kỳ của nhà văn người Mỹ Harriet Beecher Stowe được xuất bản vào năm 1852. Tác phẩm đã lên án đanh thép chế độ nô lệ với những chủ nô lệ, các tay sai, các con buôn vô cùng tàn bạo. Lên án pháp luật nước Mỹ khi đó đã bênh vực chế độ nô lệ, cho phép đánh đập, xiềng xích, giết chết những người da đen vô tội, và trừng trị những ai che chở người nô lệ, những con người bị phân biệt màu da, mất đi quyền được tự do của chính bản thân.
Không những vậy, “Túp lều bác Tom” trở thành cuốn tiểu thuyết bán chạy nhất trong thế kỷ XIX, trong tuần đầu tiên đã bán được 5.000 bản và cũng là quyển sách bán chạy thứ hai trong thế kỷ đó (sau Kinh Thánh). Không những vậy còn được tin là động lực cho cuộc đấu tranh bãi nô. Trong năm đầu tiên đã bán được 300.000 bản chỉ tính riêng ở Hoa Kỳ mặc dù cuốn tiểu thuyết bị cấm tại các bang miền Nam nước này. Cuốn sách quan trọng đến mức, khi Tổng thống Abraham Lincoln gặp Stowe vào năm 1862 đã chào mừng bà bằng câu nói nổi tiếng: "Hóa ra bà chính là người phụ nữ nhỏ bé đã viết cuốn sách làm bùng lên cuộc chiến tranh vĩ đại".
6. CHÍ PHÈO - NAM CAO
“Tao muốn làm người lương thiện…...Ai cho tao lương thiện?”
Chí Phèo là một đứa trẻ bị bỏ rơi trong một lò gạch cũ và được nhặt về nuôi. Khi lớn lên Chí Phèo đi ở hết nhà này đến nhà khác để nuôi thân. Đến năm 20 tuổi, hắn bị bắt bỏ tù vì sự cơn ghen của Bá Kiến. Sau bảy tắm năm sau, hắn trở về và trở thành một con người khác. Hắn lúc nào cũng say và cứ say là hắn đi tới đâu hắn lại chửi bới, rạch mặt ăn vạ. Ai cho tiền hắn cũng đều làm, từ đó hắn trở thành một con quỷ dữ của làng Vũ Đại khiến ai ai cũng đều khiếp sợ. Cuộc đời hắn không lúc nào tỉnh cho tới một đêm trăng, sau khi ăn nằm với Thị Nở. Sáng hôm sau hắn được Thị nấu cho một bát cháo hành và từ đó, con người hắn bắt đầu thay đổi từ đây…
Là truyện ngắn nổi tiếng của nhà văn Nam Cao viết vào tháng 2 năm 1941. Chí Phèo là một tác phẩm xuất sắc, thể hiện nghệ thuật viết truyện độc đáo của Nam Cao, đồng thời còn là lời kêu cứu thiết tha của những con người bị chà đạp, bị chèn ép, không có quyền tự do được sống, được làm người. Không những vậy, “Chí Phèo” còn thấm nhuần tinh thần nhân đạo sâu sắc, khắc họa tính cách nhân vật, phân tích chiều sâu tâm lý và bi kịch nhân vật, xây dựng thành công những nhân vật điển hình bất hủ, nghệ thuật trần thuật linh hoạt, tự nhiên mà vẫn nhất quán, chặt chẽ, ngôn ngữ nghệ thuật đặc sắc, cách kể chuyện hấp dẫn, lôi cuốn là những thành công đặc sắc của Nam Cao. Từ đó đưa "Chí Phèo" trở thành một trong những truyện ngắn hay nhất viết về đề tài nông dân trong nền Văn học Việt Nam hiện đại.
Nhận xét